Phật tử! vân hà vi Bồ-Tát Ma-ha-tát thanh tịnh thâm tâm hạnh tam muội?
Phật tử ! Thế nào là tam muội Thanh tịnh thâm tâm hạnh của đại Bồ Tát ?
Giảng: Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào là tam muội thanh tịnh thâm tâm hạnh của đại Bồ Tát tu ?
Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát tri chư Phật thân số đẳng chúng sanh, kiến vô lượng Phật qua a-tăng-kì thế giới vi trần số.
Ư bỉ nhất nhất chư Như Lai sở, dĩ nhất thiết chủng chủng diệu hương nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết chủng chủng hương khí nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết chủng chủng cái đại như a-tăng-kì Phật sát nhi tác cúng dường, dĩ siêu quá nhất thiết thế giới nhất thiết thượng diệu trang nghiêm cụ nhi tác cúng dường, tán nhất thiết chủng chủng bảo nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết chủng chủng trang nghiêm cụ trang nghiêm Kinh hành xử nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết vô số thượng diệu ma-ni Bảo Tạng nhi tác cúng dường, dĩ Phật thần lực sở lưu xuất qua chư Thiên thượng vị ẩm thực nhi tác cúng dường, nhất thiết Phật sát chủng chủng thượng diệu chư cúng dường cụ, năng dĩ thần lực phổ giai nhiếp thủ nhi tác cúng dường.
Phật tử ! Đại Bồ Tát này biết số thân chư Phật đồng chúng sinh. Thấy vô lượng Phật hơn số hạt bụi A tăng kỳ thế giới.
Ở nơi mỗi chỗ các Như Lai đó, đem tất cả các thứ hương thơm dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ hoa đẹp dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ lọng lớn như A tăng kỳ cõi Phật dâng lên cúng dường. Đem tất cả đồ trang nghiêm tốt đẹp, hơn hẳn tất cả thế giới dâng lên cúng dường. Rải tất cả các thứ báu dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ đồ trang nghiêm, để trang nghiêm nơi kinh hành dâng lên cúng dường. Đem tất cả vô số ma ni bảo tạng thượng hạng dâng lên cúng dường. Dùng Phật thần lực hoá ra ẩm thực thượng vị hơn các cõi trời dâng lên cúng dường. Tất cả cõi Phật có đủ thứ đồ cúng dường thượng hạng, dùng thần lực thảy đều nhiếp lấy dâng lên cúng dường.
Giảng: Các vị Phật tử ! Vị đại Bồ Tát này tu Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành, Ngài biết có bao nhiêu chúng sinh, thì có bấy nhiêu vị Phật. Thấy được vô lượng vô biên chư Phật, số lượng đó đã vượt qua số hạt bụi A tăng kỳ thế giới.
Ở tại mỗi chỗ vị Phật, đem tất cả các thứ hương thơm, để cúng dường Phật. Lại đem tất cả các thứ hoa đẹp, để cúng dường Phật.Đem tất cả các thứ lọng báu, lớn như A tăng kỳ cõi Phật dâng lên cúng dường. Đem tất cả đồ trang nghiêm tốt đẹp, hơn hẳn tất cả thế giới dâng lên cúng dường. Rải tất cả các thứ báu đẹp dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ đồ trang nghiêm, để trang nghiêm nơi kinh hành dâng lên cúng dường. Đem tất cả vô số ma ni bảo tạng thượng hạng dâng lên cúng dường. Dùng Phật thần lực hoá ra ẩm thực, thượng vị hơn các cõi trời dâng lên cúng dường. Hết thảy mười phương ba đời tất cả cõi Phật, đủ thứ đồ cúng dường thượng hạng, Bồ Tát dùng sức thần thông nhiếp lấy để dâng lên cúng dường.
Ư bỉ nhất nhất chư Như Lai sở, cung kính tôn trọng, đầu đính lễ kính, cử thân bố địa, thỉnh vấn Phật Pháp, tán Phật bình đẳng, xưng dương chư Phật quảng đại công đức, nhập ư chư Phật sở nhập đại bi, đắc Phật bình đẳng vô ngại chi lực; ư nhất niệm khoảnh, nhất thiết Phật sở cần cầu diệu pháp, nhiên ư chư Phật xuất hưng ư thế, nhập Bát Niết Bàn, như thị chi tướng giai vô sở đắc.
Như tán động tâm, liễu biệt sở duyên, tâm khởi bất tri hà sở duyên khởi, tâm diệt bất tri hà sở duyên diệt. Thử Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, chung bất phân biệt Như Lai xuất thế cập Niết-Bàn tướng.
Ở nơi mỗi các Như Lai đó, cung kính tôn trọng, cúi đầu đảnh lễ, thưa hỏi Phật pháp, khen Phật bình đẳng, tán thán công đức chư Phật rộng lớn. Vào đại bi của chư Phật đã vào, đắc được sức bình đẳng vô ngại của Phật.
Trong khoảng một niệm, siêng cầu diệu pháp ở chỗ tất cả chư Phật. Nhưng tướng thị hiện ra đời, vào Niết Bàn của chư Phật như vậy, đều vô sở đắc. Như tâm tán động, biết rõ sở duyên khác biệt. Tâm khởi chẳng biết duyên khởi chỗ nào. Tâm diệt chẳng biết duyên diệt chỗ nào. Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, trọn không phân biệt tướng ra đời và Niết Bàn của Như Lai.
Giảng: Bồ Tát ở trong đạo tràng của mỗi vị Phật, cung kính Phật, tôn trọng Phật, đảnh lễ chân Phật, lễ lạy cung kính, năm thể sát đất để thưa hỏi Phật pháp, tán thán trí huệ bình đẳng của chư Phật, khen ngợi công đức rộng lớn của chư Phật. Nhập vào đại bi trí huệ của tất cả chư Phật đã chứng được, đắc được pháp môn bình đẳng của Phật, chẳng có sức lực chướng ngại. Trong một niệm, đến được hết thảy đạo tràng của tất cả chư Phật, siêng cầu tất cả diệu pháp của chư Phật nói.
Tuy nhiên, là như vậy, song đối với chư Phật xuất hiện ra đời, hoặc vào Niết Bàn, những tướng như thế, đều vô sở đắc, tức cũng là chẳng có mọi sự chấp trước. Giống như tâm tán loạn, biết rõ sở duyên như thế nào ? Khi tâm niệm sinh khởi, cũng chẳng biết tại sao sinh khởi, khi tâm niệm ngừng, cũng chẳng biết tại sao ngừng. Đại Bồ Tát cũng như thế, trọn không phân biệt tướng Phật xuất hiện ra đời, hoặc vào Niết Bàn.
Phật tử! như nhật trung dương diệm, bất tùng vân sanh, bất tùng trì sanh, bất xứ ư lục, bất trụ ư thủy, phi hữu phi vô, phi thiện phi ác, phi thanh phi trược, bất kham ẩm thấu, bất khả uế ô, phi hữu thể phi vô thể, phi hữu vị phi vô vị, dĩ nhân duyên cố nhi hiện thủy tướng, vi thức sở liễu, viễn vọng tự thủy nhi hưng thủy tưởng, cận chi tức vô, thủy tưởng tự diệt;
Thử Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, bất đắc Như Lai xuất hưng ư thế cập Niết-Bàn tướng. Chư Phật hữu tướng cập dĩ vô tướng, giai thị tưởng tâm chi sở phân biệt.
Phật tử ! Như dương diệm giữa ban ngày, chẳng phải từ mây sinh ra, chẳng phải từ sông sinh ra. Chẳng ở nơi đất, chẳng ở nơi nước. Chẳng có, chẳng không, chẳng thiện, chẳng ác, chẳng sạch, chẳng dơ, không thể uống rửa được, không thể làm ô uế được. Chẳng có thể, chẳng không thể. Chẳng có vị, chẳng không vị. Bởi do nhân duyên mà hiện tướng nước. Vì thức biết rõ, xa nhìn tựa như nước, mà khởi tưởng nước, đến gần thì không có, tưởng nước tự diệt mất.
Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, chẳng đắc được tướng ra đời và Niết Bàn của Như lai. Chư Phật có tướng và không tướng, đều do tâm tưởng phân biệt.
Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Giống như dương diệm giữa ban ngày, ở xa nhìn tựa như có, đến gần thì chẳng có. Dương diệm chẳng phải từ trong mây sinh ra, cũng chẳng phải từ trong sông sinh ra. Cũng chẳng từ đất sinh lên, cũng chẳng từ nước sinh lên. Nói nó có chăng ? Cũng chẳng có. Nói nó chẳng có chăng ? Cũng chẳng phải không có. Nó cũng chẳng thiện, nó cũng chẳng ác. Nó cũng chẳng sạch sẽ, nó cũng chẳng dơ bẩn. Tuy ở xa nhìn tựa như nước, nhưng không thể dùng để uống, không thể dùng để rửa. Cũng không thể làm ô uế nó được. Ở gần nhìn nó chẳng có thể tướng vật gì, ở xa nhìn tựa như có thể tướng. Nó chẳng có vị gì hết, nó cũng chẳng phải không có vị. Bởi do đủ thứ nhân duyên, cho nên hiện ra tướng nước. Nếu nhận thức biết rõ, thì tự nhiên sẽ minh bạch, ở xa nhìn tựa như nước, nên trong tâm khởi vọng tưởng nước. Đến gần thì không có tướng nước, nên vọng tưởng nước tự diệt mất.
Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, Ngài minh bạch chẳng có tướng ra đời của Phật, và cũng chẳng có tướng Niết Bàn của Phật. Hoặc là có tướng hoặc là không tướng, đó đều là do hiện tượng tâm vọng tưởng phân biệt.
Phật tử! thử tam muội danh vi: thanh tịnh thâm tâm hành. Bồ-Tát Ma-ha-tát ư thử tam muội, nhập dĩ nhi khởi, khởi dĩ bất thất. Thí như hữu nhân tùng thụy đắc ngụ, ức sở mộng sự, giác thời tuy vô mộng trung cảnh giới, nhi năng ức niệm, tâm bất vong thất.
Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, nhập ư tam muội, kiến Phật văn pháp, tùng định nhi khởi, ức trì bất vong, nhi dĩ thử pháp khai hiểu nhất thiết đạo tràng chúng hội, trang nghiêm nhất thiết chư Phật quốc độ, vô lượng nghĩa thú tất đắc minh đạt, nhất thiết pháp môn giai diệc thanh tịnh, nhiên Đại trí cự, trưởng chư Phật chủng, vô úy cụ túc, biện tài bất kiệt, khai thị diễn thuyết thậm thâm Pháp tạng.
Phật tử ! Tam muội này gọi là thanh tịnh thâm tâm hành. Đại Bồ Tát nơi tam muội này, vào rồi thì khởi, khởi rồi chẳng mất. Ví như có người ngủ thức dậy, nhớ việc trong mộng. Khi thức giấc, tuy không ở trong cảnh mộng, mà nhớ lại được, tâm không quên mất.
Đại Bồ Tát cũng lại như thế, vào tam muội thấy Phật nghe pháp. Từ định dậy nhớ trì chẳng quên, đem pháp này diễn nói trong tất cả đạo tràng chúng hội. Trang nghiêm tất cả cõi nước chư Phật, vô lượng nghĩa lý, thảy đều thông đạt. Tất cả pháp môn, cũng đều thanh tịnh. Thắp sáng đuốc đại trí huệ, nối tiếp giống chư Phật. Đầy đủ vô uý, biện tài không cạn, khai thị diễn nói tạng pháp thâm sâu.
Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Tên tam muội này gọi là thanh tịnh thâm tâm hành. Đại Bồ Tát đối với tam muội này, nhập định rồi, lại xuất định. Xuất định rồi, đối với cảnh giới ở trong định, tâm chẳng quên mất.
Ví như có người ngủ thức dậy, nhớ lại cảnh giới ở trong chiêm bao. Khi thức tỉnh, tuy nhiên không ở trong cảnh mộng, mà nhớ được tất cả sự vật phát sinh ở trong mộng, tâm không quên mất.
Đại Bồ Tát cũng lại như thế, nhập vào trong định, thấy Phật nghe pháp. Từ trong định dậy, nhớ trì chẳng quên mất, bèn đem pháp này diễn nói trong tất cả đạo tràng chúng hội. Trang nghiêm tất cả cõi nước chư Phật, vô lượng vô biên nghĩa lý, hoàn toàn minh bạch thông đạt không chướng ngại. Tất cả pháp môn tu, đều được thanh tịnh. Thắp sáng lên đuốc lớn đại trí huệ, trưởng dưỡng hạt giống chư Phật. Oai đức vô uý đầy đủ viên mãn, biện tài vô ngại thao thao bất tuyệt, khai thị diễn nói tạng pháp thâm sâu vô thượng.
Thị vi Bồ-Tát Ma-ha-tát đệ tứ thanh tịnh thâm tâm hạnh Đại tam muội thiện xảo trí.
Đó là đại tam muội thiện xảo trí thanh tịnh thâm tâm hành thứ tư của đại Bồ Tát.
Giảng: Đó là đại tam muội thiện xảo trí thanh tịnh thâm tâm hành thứ tư của đại Bồ Tát tu.