Phật tử! vân hà vi Bồ-Tát Ma-ha-tát diệu quang minh tam muội?
Phật tử ! Thế nào là tam muội Diệu quang minh của đại Bồ Tát ?
Giảng: Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào gọi là tam muội Diệu quang minh của đại Bồ Tát tu hành ?
Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát năng nhập tam thiên đại thiên thế giới vi trần số tam thiên đại thiên thế giới, ư nhất nhất thế giới hiện tam thiên đại thiên thế giới vi trần số thân, nhất nhất thân phóng tam thiên đại thiên thế giới vi trần số quang, nhất nhất quang hiện tam thiên đại thiên thế giới vi trần số sắc, nhất nhất sắc chiếu tam thiên đại thiên thế giới vi trần số thế giới, nhất nhất thế giới trung điều phục tam thiên đại thiên thế giới vi trần số chúng sanh.
Thị chư thế giới chủng chủng bất đồng, Bồ Tát tất tri, sở vị: thế giới tạp nhiễm, thế giới thanh tịnh, thế giới sở nhân, thế giới kiến lập, thế giới đồng trụ, thế giới quang sắc, thế giới lai vãng; như thị nhất thiết, Bồ Tát tất tri, Bồ Tát tất nhập. Thị chư thế giới diệc tất lai nhập Bồ Tát chi thân, nhiên chư thế giới vô hữu tạp loạn, chủng chủng chư Pháp diệc bất hoại diệt.
Phật tử ! Đại Bồ Tát này, có thể vào ba ngàn đại thiên thế giới, nhiều như số hạt bụi của ba ngàn đại thiên thế giới. Nơi mỗi mỗi thế giới, hiện ra số thân nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Mỗi mỗi thân, phóng ra quang minh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Mỗi mỗi quang minh, hiện ra màu sắc nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Mỗi mỗi màu sắc, chiếu thế giới nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới.
Trong mỗi mỗi thế giới, điều phục chúng sinh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Các thế giới đó đủ thứ sự khác nhau, Bồ Tát đều biết. Đó là : Thế giới tạp nhiễm, thế giới thanh tịnh, thế giới sở nhân, thế giới kiến lập, thế giới đồng trụ, thế giới quang sắc, thế giới lai vãng. Tất cả như vậy, Bồ Tát đều biết, Bồ Tát đều vào. Các thế giới đó, cũng đều đến nhập vào thân của Bồ Tát, mà các thế giới chẳng có tạp loạn, đủ thứ các pháp cũng không hoại diệt.
Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Vị đại Bồ Tát này tu hành Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành. Ngài có thể vào ba ngàn đại thiên thế giới, nhiều như số hạt cụi của ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi thế giới, lại hiện ra số thân nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi thân, lại phóng ra quang minh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi quang minh, lại hiện ra màu sắc nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi màu sắc, lại chiếu sáng thế giới nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi thế giới, lại điều phục chúng sinh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới.
Hết thảy các thế giới đó có đủ thứ hình tướng khác nhau, Bồ Tát hoàn toàn biết được. Đó là : Thế giới tạp nhiễm, thế giới thanh tịnh, nhân duyên thế giới thành tựu, thế giới kiến lập như thế nào, thế giới đồng trụ ra sao, thế giới có quang gì, thế giới có sắc gì, thế giới đến như thế nào, thế giới đi như thế nào. Tất cả những tình hình vi tế như vậy, Bồ Tát hoàn toàn đều biết được, Bồ Tát hoàn toàn đều vào được. Hết thảy thế giới đó, cũng đều đến nhập vào trong thân của Bồ Tát, tuy nhiên hết thảy thế giới đều đến nhập vào thân Bồ Tát, mà các thế giới chẳng có tạp loạn, đủ thứ các pháp cũng không hoại diệt.
Phật tử! thí như nhật xuất nhiễu Tu-di sơn, chiếu thất bảo sơn, kỳ thất bảo sơn cập bảo sơn gian giai hữu quang ảnh phân minh hiển hiện, kỳ bảo sơn thượng sở hữu nhật ảnh mạc bất hiển hiện sơn gian ảnh trung, kỳ thất sơn gian sở hữu nhật ảnh diệc tất hiển hiện sơn thượng ảnh trung; như thị triển chuyển, cánh tướng ảnh hiện,
Hoặc thuyết nhật ảnh xuất thất bảo sơn, hoặc thuyết nhật ảnh xuất thất sơn gian, hoặc thuyết nhật ảnh nhập thất bảo sơn, hoặc thuyết nhật ảnh nhập thất sơn gian. Đãn thử nhật ảnh cánh tướng chiếu hiện, vô hữu biên tế, thể tánh phi hữu, diệc phục phi vô, bất trụ ư sơn, bất ly ư sơn, bất trụ ư thủy, diệc bất ly thủy.
Phật tử ! Ví như mặt trời mọc lên, trước tiên chiếu núi Tu Di, sau chiếu núi bảy báu. Ở giữa núi bảy báu và núi báu, đều có hình ảnh ánh sáng, hiển hiện rõ ràng. Những hình ảnh mặt trời ở trên núi báu đó, đều hiển hiện ở trong hình ảnh giữa núi. Những hình ảnh mặt trời ở giữa núi bảy báu đó, cũng đều hiển hiện trong hình ảnh ở trên núi. Cứ hiện hình bóng với nhau như vậy.
Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện giữa núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào giữa núi bảy báu. Nhưng hình ảnh mặt trời này chiếu hiện với nhau, chẳng có bờ mé. Thể tánh chẳng có, cũng lại chẳng không. Chẳng trụ ở núi, chẳng lìa khỏi núi, chẳng trụ ở nước, cũng chẳng lìa khỏi nước.
Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Ví như lúc mặt trời vừa mới mọc lên, trước hết chiếu núi Tu Di, sau đó chiếu núi bảy báu. Tại núi bảy báu này và ở giữa núi báu, đều có ánh sáng mặt trời và hình ảnh mặt trời, hiển hiện ra rõ ràng. Những hình ảnh ở trên mỗi núi báu, đều hiển hiện rõ trong hình ảnh ở giữa núi. Những hình ảnh ở giữa núi bảy báu, cũng hiển hiện rõ ở trong hình ảnh ở trên núi, cứ hiển hiện với nhau như vậy, tức cũng là hình ảnh này chiếu hình ảnh kia, hình ảnh kia chiếu hình ảnh này.
Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện ở trên núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện ở giữa núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào trên núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào ở giữa núi bảy báu. Nhưng đó là hình ảnh mặt trời, chiếu hiện với nhau, chẳng có bờ mé.
Hình ảnh mặt trời chẳng có thể tánh, cũng chẳng phải chẳng có thể tánh. Hình ảnh mặt trời này, chẳng trụ ở trên núi, cũng chẳng lìa khỏi núi. Chẳng trụ ở trong nước, cũng chẳng lìa khỏi nước.
Phật tử! Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, trụ thử diệu quang quảng đại tam muội, bất hoại thế gian an lập chi tướng, bất diệt thế gian chư pháp tự tánh; bất trụ thế giới nội, bất trụ thế giới ngoại; ư chư thế giới vô sở phân biệt, diệc bất hoại ư thế giới chi tướng; quán nhất thiết pháp nhất tướng vô tướng, diệc bất hoại ư chư pháp tự tánh; trụ chân như tánh, hằng bất xả ly.
Phật tử ! Đại Bồ Tát cũng lại như thế, trụ ở tam muội Diệu quang rộng lớn này, chẳng hoại tướng an lập của thế gian, chẳng diệt tự tánh các pháp của thế gian. Chẳng trụ ở trong thế giới, chẳng trụ ở ngoài thế giới. Nơi các thế giới chẳng có sự phân biệt, cũng chẳng hoại tướng của thế giới. Quán tất cả pháp một tướng vô tướng, cũng chẳng hoại tự tánh của các pháp, trụ tánh chân thật, luôn không xả lìa.
Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành tam muội Diệu quang rộng lớn cũng như thế. Giống như hình ảnh mặt trời của núi bảy báu, chiếu sáng với nhau, cũng có thể nói là có, cũng có thể nói là không có. Cũng có thể nói nó là thật, cũng có thể nói nó là giả. Bồ Tát an trụ ở trong tam muội diệu quang rộng lớn này, không phá hoại tướng an lập của thế gian – tức cũng là tướng pháp thế gian an lập lên như thế nào. Thật tánh của tất cả các pháp, cũng chẳng phải là không có. Chẳng trụ ở trong thế gian, chẳng trụ ở ngoài thế gian. Đối với tất cả thế giới, chẳng có gì phân biệt. Cũng chẳng phá hoại tướng của thế giới, quán sát tất cả các pháp là một tướng, cũng là vô tướng. Cũng chẳng hoại tự tánh của tất cả các pháp, trụ nơi chân như tự tánh, chẳng có xả bỏ, vĩnh viễn chẳng lìa khỏi.
Phật tử! thí như huyễn sư thiện tri huyễn thuật, trụ tứ cù đạo tác chư huyễn sự, ư nhất nhật trung nhất tu du khoảnh, hoặc hiện nhất nhật, hoặc hiện nhất dạ, hoặc phục hiện tác thất nhật thất dạ, bán nguyệt nhất nguyệt, nhất niên bách niên, tùy kỳ sở dục giai năng thị hiện thành ấp tụ lạc, tuyền lưu hà hải, nhật nguyệt vân vũ, cung điện ốc trạch
Như thị nhất thiết mị bất cụ túc; bất dĩ thị hiện Kinh niên tuế cố, hoại kỳ căn bản nhất nhật nhất thời; bất dĩ ản thời cực đoản xúc cố, hoại kỳ sở hiện nhật nguyệt niên tuế; huyễn tướng minh hiện, bổn nhật bất diệt.
Phật tử ! Ví như huyễn sư, khéo biết huyễn thuật. Ở nơi ngã tư đường làm các việc huyễn như : Khoảng một sát na trong một ngày, hoặc hiện một ngày, hoặc hiện một đêm, hoặc lại hiện làm bảy ngày bảy đêm, nửa tháng một tháng, một năm trăm năm. Tuỳ theo ý muốn của nhà huyễn thuật, đều thị hiện được. Thành ấp tụ lạc, suối chảy hồ biển, mặt trời mặt trăng mây mưa, cung điện phòng ốc, tất cả như vậy, đều đầy đủ.
Chẳng vì thị hiện trải qua năm tuổi, mà hoại mất căn bổn một ngày một thời, chẳng vì bổn thời rất ngắn ngủi, mà hoại sở hiện ngày tháng năm tuổi. Tướng huyễn hiện rõ, nhưng ngày vốn có chẳng diệt.
Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Ví như nhà huyễn thuật, có thể tự có hoá không, tự không hoá có, tự không huyễn thật, tự thật huyễn không. Ông ta khéo biến hoá ra đủ thứ cảnh giới. Ông ta khéo biết đủ thứ pháp thuật huyễn hoá. Ông ta ở tại ngã tư đường, biểu diễn đủ thứ pháp thuật : Trong khoảng thời gian rất ngắn trong một ngày, hoặc hiện thời gian một ngày dài, hoặc hiện thời gian một đêm dài, hoặc hiện thời gian bảy ngày bảy đêm, hoặc hiện thời gian nửa tháng một tháng, hoặc hiện một năm, hoặc hiện trăm năm, tuỳ theo ý mình muốn thế nào thì làm như thế đó. Bất cứ hình tướng gì, cũng đều có thể biến hoá ra. Hoặc thị hiện thành lớp ấp nhỏ, hoặc thị hiện thôn xóm tụ lạc, hoặc thị hiện suối chảy sông biển, hoặc thị hiện mặt trời mặt trăng mây mưa, hoặc thị hiện cung điện phòng ốc, tất cả sự vật như vậy, đều có thể thị hiện ra đầy đủ.
Nhưng không thể vì ông ta thị hiện pháp huyễn thuật, trải qua một năm thời gian, mà bổn lai một ngày một giờ phá hoại. Cũng chẳng vì thời gian một giờ rất ngắn ngủi, mà ngày tháng năm tuổi sở hiện phá hoại. Huyễn tướng của huyễn thuật hiện ra, tuy nhiên hiện ra rất rõ ràng, nhưng một ngày một thời vốn có không bị tiêu diệt.
Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, nhập thử diệu quang quảng đại tam muội, hiện a-tăng-kì thế giới nhập nhất thế giới. Kỳ a-tăng-kì thế giới nhất nhất giai hữu địa, thủy, hỏa, phong, đại hải, chư sơn, thành ấp, tụ lạc, viên lâm, ốc trạch, Thiên cung, long cung, dạ xoa cung, Càn thát bà cung, A-tu-la cung, Ca Lâu La cung, khẩn-na-la cung, Ma hầu la già cung, chủng chủng trang nghiêm giai tất cụ túc.
Dục giới, sắc giới, vô sắc giới, Tiểu Thiên thế giới, Đại Thiên thế giới, nghiệp hành quả báo, tử thử sanh bỉ. Nhất thiết thế gian sở hữu thời tiết, tu du, trú dạ, bán nguyệt, nhất nguyệt, nhất tuế, bách tuế, thành kiếp, hoại kiếp, tạp nhiễm quốc độ, thanh tịnh quốc độ, quảng đại quốc độ, hiệp tiểu quốc độ, ư trung chư Phật xuất hưng vu thế, Phật sát thanh tịnh, Bồ Tát chúng hội châu táp vi nhiễu, thần thông tự tại, giáo hóa chúng sanh.
Kỳ chư quốc độ sở tại phương xứ, vô lượng nhân chúng tất giai sung mãn, thù hình dị thú chủng chủng chúng sanh vô lượng vô biên bất khả tư nghị, khứ, lai, hiện tại thanh tịnh nghiệp lực xuất sanh vô lượng thượng diệu trân bảo. Như thị đẳng sự, hàm tất thị hiện, nhập nhất thế giới.
Đại Bồ Tát cũng lại như thế, vào tam muội diệu quang rộng lớn, hiện ra A tăng kỳ thế giới, vào trong một thế giới. A tăng kỳ thế giới đó, mỗi mỗi đều có đất nước gió lửa, có biển cả các núi, thành ấp tụ lạc, vườn rừng nhà cửa, Thiên cung, long cung, Dạ xoa cung, Càn thát bà cung, A tu la cung, Ca lâu la cung, Khẩn na la cung, Ma hầu la già cung, đủ thứ sự trang nghiêm, thảy đều đầy đủ.
Có cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, tiểu thiên thế giới, đại thiên thế giới, nghiệp hành quả báo, chết đây sinh kia, hết thảy thời tiết của tất cả thế gian, khoảnh khắc ngày đêm, nửa tháng một tháng, một năm trăm năm, kiếp thành kiếp hoại, cõi nước tạp nhiễm, cõi nước thanh tịnh, cõi nước rộng lớn, cõi nước hẹp nhỏ, ở trong các cõi đó, đều có chư Phật xuất hiện ra đời. Cõi Phật thanh tịnh, có Bồ Tát chúng hội vây khắp chung quanh, thần thông tự tại, giáo hoá chúng sinh.
Các cõi nước đó ở tại phương chốn nào, đều có vô lượng chúng người thảy đều đầy dẫy. Hình thù dị thú đủ thứ chúng sinh, vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Do nghiệp lực thanh tịnh quá khứ vị lai hiện tại, mà sinh ra vô lượng châu báu tốt đẹp, những sự việc như vậy, thảy đều thị hiện vào một thế giới.
Giảng: Đủ thứ cảnh giới của vị đại Bồ Tát này thị hiện, giống như nhà huyễn thuật đó. Ngài vào tam muội diệu quang rộng lớn rồi, có thể hiện ra A tăng kỳ thế giới, mà vào trong một thế giới. Mỗi thế giới trong số A tăng kỳ thế giới đó, đều có đất nước gió lửa, lại có biển cả và các núi, thành ấp và tụ lạc, vườn rừng và nhà cửa, lại có cung điện trên trời, cung điện của long vương, cung điện của Dạ xoa, cung điện của Càn thát bà, cung điện của A tu la, cung điện của Ca lâu la, cung điện của Khẩn na la, cung điện của Ma hầu la già, có đủ thứ sự trang nghiêm, thảy đều viên mãn đầy đủ.
Hoặc cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, tiểu thiên thế giới, đại thiên thế giới, nghiệp tạo ra, thọ quả báo, có cảnh giới chết đây sinh kia, hết thảy thời tiết nhân duyên của tất cả thế gian, trong thời gian khoảnh khắc thì trải qua một ngày một đêm, hoặc nửa tháng một tháng, hoặc một năm trăm năm, hoặc kiếp thành kiếp hoại, hoặc cõi nước tạp nhiễm, hoặc cõi nước thanh tịnh, hoặc cõi nước rộng lớn, hoặc cõi nước hẹp nhỏ, ở trong mỗi cõi nước, đều có chư Phật xuất hiện ra đời, cõi Phật thanh tịnh, có Bồ Tát chúng hội vây khắp chung quanh, dùng sức thần thông tự tại, giáo hoá chúng sinh.
Hết thảy tất cả các cõi nước đó, bất cứ ở tại địa phương nào ? Xứ sở nào ? Đều có vô lượng vô biên thính chúng, thảy đều đầy dẫy trong cõi nước. Hoặc thân hình khác nhau, hoặc có các cõi khác nhau, đủ thứ chúng sinh khác nhau, có vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Do nghiệp lực thanh tịnh trong quá khứ, vị lai, hiện tại, ba đời tạo ra, nên sinh ra vô lượng vô biên châu báu tốt đẹp, đủ thứ những sự việc như vậy, thảy đều thị hiện vào một thế giới.
Bồ Tát ư thử phổ giai minh kiến, phổ nhập phổ quán, phổ tư phổ liễu, dĩ vô tận trí giai như thật tri, bất dĩ bỉ thế giới đa cố hoại thử nhất thế giới, bất dĩ thử thế giới nhất cố hoại bỉ đa thế giới.
Hà dĩ cố? Bồ Tát tri nhất thiết pháp giai vô ngã cố
Thị danh: nhập vô mạng Pháp, vô tác Pháp giả; Bồ Tát ư nhất thiết thế gian cần tu hành vô tránh Pháp cố
Thị danh: trụ vô ngã Pháp giả; Bồ Tát như thật kiến nhất thiết thân giai tùng duyên khởi cố
Thị danh: trụ vô chúng sanh pháp giả; Bồ Tát tri nhất thiết sanh diệt pháp giai tùng nhân sanh cố
Thị danh: trụ vô bổ già la Pháp giả; Bồ Tát tri chư pháp bản tánh bình đẳng cố,
Thị danh: trụ vô ý sanh, vô ma nạp Bà Pháp giả; Bồ Tát tri nhất thiết pháp bổn tánh tịch tĩnh cố,
Thị danh: trụ tịch tĩnh pháp giả; Bồ Tát tri nhất thiết pháp nhất tướng cố,
Thị danh: trụ vô phân biệt Pháp giả; Bồ Tát tri Pháp giới vô hữu chủng chủng sái biệt Pháp cố,
Thị danh: trụ bất tư nghị Pháp giả; Bồ Tát cần tu nhất thiết phương tiện, thiện điều phục chúng sanh cố,
Thị danh: trụ đại bi Pháp giả.
Bồ Tát ở đây đều thấy rõ khắp, vào khắp, quán khắp, nghĩ khắp, biết khắp. Dùng vô tận trí, đều biết như thật. Chẳng vì các thế giới kia nhiều, mà hư hoại một thế giới này. Chẳng vì một thế giới này, mà hư hoại nhiều thế giới kia.
Tại sao ? Vì Bồ Tát biết tất cả pháp đều vô ngã, đó gọi là người vào pháp không mạng pháp không làm.
Vì Bồ Tát ở nơi tất cả thế gian, siêng tu hành pháp không tranh, đó gọi là người trụ pháp vô ngã.
Vì Bồ Tát thấy tất cả thân như thật, đều từ duyên khởi, đó gọi là người trụ pháp không chúng sinh.
Vì Bồ Tát biết tất cả pháp sinh diệt đều từ nhân sinh ra, đó gọi là người trụ nơi pháp Vô bổ già la.
Vì Bồ Tát biết các pháp bổn tánh bình đẳng, đó gọi là người trụ pháp Vô ý sinh vô ma nạp bà.
Vì Bồ Tát biết tất cả pháp bổn tánh tịch tĩnh, đó gọi là người trụ pháp tịch tĩnh.
Vì Bồ Tát biết tất cả pháp một tướng, đó gọi là người trụ pháp không phân biệt.
Vì Bồ Tát biết pháp giới không có đủ thứ pháp khác biệt, đó gọi là người trụ pháp không nghĩ bàn.
Vì Bồ Tát siêng tu tất cả phương tiện, khéo điều phục chúng sinh,
Đó gọi là người trụ pháp đại bi.
Giảng: Bồ Tát đối với đủ thứ cảnh giới đã nói ở trước, đều viên mãn khắp mà thấy rõ, có thể tiến vào khắp, quán sát khắp, tư duy khắp, thấu rõ khắp, dùng vô tận trí huệ, đều biết như thật. Bồ Tát chẳng vì các thế giới kia nhiều, mà làm hư hoại một thế giới này. Cũng chẳng vì một thế giới này, mà làm hư hoại nhiều thế giới kia.
Tại sao ? Vì Bồ Tát biết tất cả pháp đều vô ngã, đó gọi là người vào pháp không mạng pháp không làm.
Vì Bồ Tát ở nơi tất cả thế gian, siêng tu hành pháp không tranh luận, đó gọi là người trụ pháp vô ngã.
Vì Bồ Tát thấy tất cả thân như thật, đều từ duyên khởi, do đó : « Nhân duyên hoà hợp mà khởi, nhân duyên phân ly mà diệt, cho nên là duyên khởi », đó gọi là người trụ pháp không chúng sinh.
Vì Bồ Tát biết tất cả pháp sinh diệt, đều từ nhân sinh ra, đó gọi là người trụ nơi pháp vô bổ già la (số thủ thú).
Vì Bồ Tát biết các pháp bổn tánh đều là bình đẳng, đó gọi là người trụ pháp vô ý sinh vô ma nạp bà (nho đồng).
Vì Bồ Tát biết tất cả pháp bổn tánh đều là tịch tĩnh, đó gọi là người trụ pháp tịch tĩnh.
Vì Bồ Tát biết tất cả pháp đều là một tướng, đó gọi là người trụ pháp không phân biệt.
Vì Bồ Tát biết pháp giới không có đủ thứ pháp khác biệt, đó gọi là người trụ pháp không nghĩ bàn.
Vì Bồ Tát siêng tu tất cả phương tiện, khéo điều phục chúng sinh,
Đó gọi là người trụ pháp đại bi.
Phật tử! Bồ Tát như thị năng dĩ a-tăng-kì thế giới nhập nhất thế giới, tri vô số chúng sanh chủng chủng sái biệt, kiến vô số Bồ Tát các các phát thú, quán vô số chư Phật xứ xứ xuất hưng; bỉ chư Như Lai sở diễn thuyết Pháp, kỳ chư Bồ-tát tất năng lĩnh thọ, diệc kiến tự thân ư trung tu hành. Nhiên bất xả thử xứ nhi kiến tại bỉ, diệc bất xả bỉ xứ nhi kiến tại thử, bỉ thân, thử thân vô hữu sái biệt. Nhập Pháp giới cố, thường cần quan sát vô hữu hưu tức, bất xả trí tuệ vô thoái chuyển cố.
Phật tử ! Như vậy Bồ Tát có thể dùng A tăng kỳ thế giới vào một thế giới. Biết vô số chúng sinh đủ thứ sự khác biệt. Thấy vô số Bồ Tát đều phát bồ đề tâm. Quán vô số chư Phật nơi nơi đều xuất hiện ra đời. Các Như Lai đó diễn nói pháp, các Bồ Tát đó đều lãnh thọ. Cũng thấy thân mình ở trong đó tu hành, mà không bỏ chỗ đây mà thấy nơi kia. Cũng chẳng bỏ chỗ kia mà thấy nơi đây. Thân kia thân đây không có sự khác biệt. Vì vào pháp giới, thường siêng quán sát, không có ngừng nghỉ, vì không bỏ trí huệ không thối chuyển.
Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Như vậy Bồ Tát có thể dùng A tăng kỳ thế giới mà vào một thế giới. Biết vô số vô lượng chúng sinh, có đủ thứ sự khác biệt. Lại thấy vô số vô biên Bồ Tát đều phát bồ đề tâm, hướng về quả vị bồ đề. Lại quán vô số vô lượng chư Phật, tại hết thảy cõi nước đều xuất hiện ra đời. Hết thảy chư Phật, diễn nói Phật pháp, hết thảy Bồ Tát gần gũi chư Phật, đều lãnh thọ được. Bồ Tát tu thập định, cũng thấy thân mình ở chỗ mười phương chư Phật, siêng năng tu hành, mà Bồ Tát không lìa khỏi chỗ ở, mà đi đến nơi khác. Tuy nhiên tại chỗ kia có Bồ Tát đang tu hành, nhưng đó là hoá thân của Bồ Tát. Ngài cũng chẳng xả bỏ thế giới khác, mà trở về thế giới đang ở. Thân Ngài ở tại cõi nước khác và thân Ngài đang ở cõi nước này, chẳng có gì phân biệt. Vì Bồ Tát có pháp thân, cho nên vào được pháp giới. Bồ Tát thường siêng quán sát cảnh giới này, không có lúc nào ngừng nghỉ, cũng chẳng xả bỏ trí huệ, lúc nào cũng tu hành, tinh tấn hướng về trước, không có lúc nào thối chuyển.
Như hữu huyễn sư tùy ư nhất xứ tác chư huyễn thuật, bất dĩ huyễn địa cố hoại ư bản địa, bất dĩ huyễn nhật cố hoại ư bổn nhật.
Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, ư vô quốc độ hiện hữu quốc độ, ư hữu quốc độ hiện vô quốc độ; ư hữu chúng sanh hiện vô chúng sanh, ư vô chúng sanh hiện hữu chúng sanh; vô sắc hiện sắc, sắc hiện vô sắc; sơ bất loạn hậu, hậu bất loạn sơ.
Bồ Tát liễu tri nhất thiết thế Pháp tất diệc như thị, đồng ư huyễn hóa. Tri Pháp huyễn cố, tri trí huyễn; tri trí huyễn cố, tri nghiệp huyễn; tri trí huyễn, nghiệp huyễn dĩ, khởi ư huyễn trí, quán nhất thiết nghiệp như thế huyễn giả, bất ư xứ ngoại nhi hiện kỳ huyễn, diệc bất ư huyễn ngoại nhi hữu kỳ xứ
Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, bất ư hư không ngoại nhập thế gian, diệc bất ư thế gian ngoại nhập hư không.
Như có nhà huyễn thuật, ở tại một nơi làm các huyễn thuật. Chẳng vì dùng huyễn địa, mà hoại nơi bổn địa. Chẳng vì dùng huyễn nhật, mà hoại bổn nhật.
Đại Bồ Tát cũng lại như thế, nơi không có cõi nước, mà hiện có cõi nước. Nơi có cõi nước, mà hiện không có cõi nước. Nơi có chúng sinh, mà hiện không có chúng sinh. Nơi không có chúng sinh, mà hiện có chúng sinh. Không có sắc mà hiện có sắc. Có sắc mà hiện không có sắc. Trước chẳng loạn sau, sau chẳng loạn trước.
Bồ Tát biết rõ tất cả pháp thế gian, cũng đều như vậy, giống như huyễn hoá. Vì biết pháp huyễn nên biết trí huyễn, biết trí huyễn nên biết nghiệp huyễn. Biết trí huyễn, nghiệp huyễn rồi, khởi lên huyễn trí, quán tất cả nghiệp. Như thế giới huyễn, chẳng phải ở bên ngoài xứ mà hiện huyễn, cũng chẳng phải bên ngoài huyễn mà có bổn xứ. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, chẳng ở ngoài hư không mà vào thế gian, cũng chẳng phải ở ngoài thế gian mà vào hư không.
Giảng: Giống như nhà huyễn thuật, ở tại một địa phương, mà làm đủ thứ việc huyễn thuật. Chẳng phải vì tại địa phương này làm huyễn thuật, mà phá hoại địa phương này. Chẳng phải vì Ngài ở tại ngày này làm huyễn thuật, mà làm biến hoại ngày này.
Đại Bồ Tát cũng như thế, có thể ở nơi không có cõi nước, mà hiện ra có cõi nước. Lại có thể ở nơi có cõi nước, mà hiện ra không có cõi nước, có, không đều tuỳ ý biến hoá ra. Lại có thể ở trong cõi nước có chúng sinh, mà hiện ra không có chúng sinh. Lại có thể ở trong cõi nước không có chúng sinh, mà hiện ra có chúng sinh. Tại nơi không có nhan sắc, mà hiện ra có nhan sắc. Tại nơi có nhan sắc, mà hiện ra không có nhan sắc. Song, trước chẳng loạn sau, sau cũng chẳng loạn trước.
Bồ Tát biết rõ tất cả pháp thế gian hoàn toàn là như thế, giống như huyễn hoá. Vì biết pháp là huyễn hoá không thật, cho nên biết trí huệ cũng là huyễn hoá. Vì biết trí huệ là hư huyễn không thật, cho nên biết nghiệp là vọng huyễn. Biết trí là hư huyễn, nghiệp là hư huyễn rồi, lại sinh khởi một thứ trí huệ hư huyễn, để quán sát tất cả nghiệp quả.
Giống như thế giới huyễn hoá, ở trong cảnh giới này biết là hư vọng, chẳng phải ở bên ngoài cảnh giới, mà hiện ra hư huyễn; cũng chẳng phải ở bên ngoài hư huyễn, lại có bổn xứ. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, chẳng phải ở ngoài hư không, mà tìm thế gian; cũng chẳng phải ở ngoài thế gian, mà tìm hư không. Hư không và thế gian vốn là một thể.
Hà dĩ cố? hư không, thế gian vô sái biệt cố, trụ ư thế gian diệc trụ hư không.
Bồ-Tát Ma-ha-tát ư hư không trung năng kiến, năng tu nhất thiết thế gian chủng chủng sái biệt diệu trang nghiêm nghiệp, ư nhất niệm khoảnh tất năng liễu tri vô số thế giới nhược thành nhược hoại, diệc tri chư kiếp tướng tục thứ đệ; năng ư nhất niệm hiện vô số kiếp, diệc bất lệnh kỳ nhất niệm quảng đại.
Bồ-Tát Ma-ha-tát đắc bất tư nghị giải thoát huyễn trí, đáo ư bỉ ngạn; trụ ư huyễn tế, nhập thế huyễn số, tư tánh chư Pháp tất giai như huyễn; bất vi huyễn thế, tận ư huyễn trí, liễu tri tam thế dữ huyễn vô biệt, quyết định thông đạt, tâm vô biên tế.
Như chư Như Lai trụ như huyễn trí, kỳ tâm bình đẳng; Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, tri chư thế gian giai tất như huyễn, ư nhất thiết xứ giai vô sở trước, vô hữu ngã sở.
Tại sao ? Vì hư không thế gian chẳng có sự khác biệt. Ở tại thế gian, cũng ở tại hư không.
Đại Bồ Tát trụ ở trong hư không, thấy được, tu được đủ thứ nghiệp diệu trang nghiêp khác biệt của tất cả thế gian. Trong khoảng một niệm, đều biết rõ vô số thế giới, hoặc thành, hoặc hoại. Cũng biết các kiếp liên tục thứ lớp. Có thể ở trong một niệm hiện vô số kiếp, cũng chẳng khiến cho một niệm đó rộng lớn.
Đại Bồ Tát đắc được giải thoát huyễn trí không nghĩ bàn, đến bờ bên kia. Trụ nơi huyễn tế, vào thế giới huyễn số. Suy gẫm các pháp thảy đều như huyễn, chẳng trái với huyễn thế. Tận nơi huyễn trí, biết rõ ba đời với huyễn không khác. Quyết định thông đạt, tâm không bờ mé. Như các Như Lai trụ nơi trí như huyễn, tâm các Ngài bình đẳng. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, biết các thế gian thảy đều như huyễn. Ở tại tất cả mọi nơi, đều không chấp trước, không có cái gì là của ta.
Giảng: Tại sao ? Vì hư không và thế gian là một thể, chẳng có sự phân biệt. Ngoài hư không chẳng có thế giới. Ngoài thế giới chẳng có hư không, tức hư không tức thế giới. Cho nên, ở tại thế gian, tức cũng là ở tại hư không.
Đại Bồ Tát trụ ở trong hư không, thấy được hư không tức thế gian, thế gian tức hư không. Lại tu hành đủ thứ nghiệp diệu trang nghiêm khác nhau của tất cả thế gian, tức cũng là tại thế gian mà tu pháp xuất thế gian.
Bồ Tát ở trong một niệm, biết rõ vạn sự ở trong vũ trụ. Lại hiểu biết rõ vô số thế giới, hoặc là thành, hoặc là hoại. Cũng biết tướng kiếp này và kiếp kia thứ lớp liên tục. Ở trong một niệm hiện ra, hiện ra vô lượng vô số kiếp, cũng không làm cho thời gian một niệm rộng lớn dài thêm.
Đại Bồ Tát đắc được trí huệ giải thoát như huyễn không thể nghĩ bàn, đạt được cảnh giới bờ bên kia. Trụ ở trong huyễn hoá, vào trong huyễn số thế giới. Suy gẫm tất cả các pháp, thảy đều như huyễn, không chấp trước. Tuy là hư vọng, nhưng cũng không trái với pháp thế gian hư huyễn, mà trí huệ hư vọng chẳng còn nữa. Phải biết rõ ba đời và huyễn hoá chẳng có sự phân biệt, quyết định thông đạt, tâm chẳng có bờ mé. Giống như tất cả chư Phật, trụ ở trong trí huệ hư vọng, tâm của các Ngài bình đẳng.
Đại Bồ Tát cũng như thế, tất cả đều không chấp trước, biết tất cả thế gian đều là hư vọng, đều là huyễn hoá. Ở tại tất cả mọi nơi, đều không chấp trước, cũng chẳng có cái ta, cũng chẳng có cái gì là của ta.
Như bỉ huyễn sư tác chư huyễn sự, tuy bất dữ bỉ huyễn sự đồng trụ, nhi ư huyễn sự diệc vô mê hoặc. Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, tri nhất thiết pháp đáo ư bỉ ngạn, tâm bất kế ngã năng nhập ư Pháp, diệc bất ư Pháp nhi hữu thác loạn.
Như nhà huyễn thuật đó, làm các việc huyễn. Tuy chẳng trụ với việc huyễn đó, mà nơi việc huyễn cũng không mê hoặc. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, biết tất cả pháp đến nơi bờ kia. Tâm chẳng cho rằng ta vào được nơi pháp, cũng chẳng ở nơi pháp mà có sự lầm loạn.
Giảng: Giống như nhà huyễn thuật đó, ông ta có thể làm tất cả việc huyễn du hí. Tuy chẳng trụ với việc huyễn đó, mà biết tất cả việc huyễn đều là hư huyễn, chẳng bị việc huyễn mê hoặc. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, biết tất cả các pháp, đạt đến rốt ráo bờ bên kia, trong tâm chẳng cho rằng ta vào được pháp rốt ráo, cũng chẳng nhận thức đối với pháp chẳng rõ ràng, cũng không có sự điên đảo làm lầm loạn.
Thị vi Bồ-Tát Ma-ha-tát đệ nhị diệu quang minh Đại tam muội thiện xảo trí.
Đó là đại tam muội Diệu quang minh thiện xảo trí thứ hai của đại Bồ Tát.
Giảng: Đó là đại tam muội Diệu quang minh thiện xảo trí thứ hai của đại Bồ Tát tu. Bồ Tát minh bạch tất cả cảnh giới, minh bạch tất cả các pháp, mà chẳng chấp trước tất cả cảnh giới, chẳng chấp trước tất cả các pháp. Đó tức là :
« Thấy sự sự thời xuất thế giới,
Thấy sự sự thời đoạ trầm luân.
Tóm lại, phàm phu thì mê hoặc tất cả mọi sự, Bồ Tát thì giác ngộ tất cả mọi sự, do đó :
« Mê là chúng sinh, giác là Bồ Tát ».