Nhạo Kiến là triền kiến tuần nguyên hay là xoay cái thấy trở về căn nguyên. Chúng sinh vốn không nhận ra được kiến phần và tướng phần vốn chỉ là biểu hiện từ tự tâm.
“Tam giới duy tâm. Vạn pháp duy thức. ”
Không nhận ra được các pháp từ tâm biến hiện, nên trở lại chấp lầy kiến phần; có nghĩa là chấp lấy quan niệm chủ quan của riêng mình–là thức thứ 8. Tướng phần là chỉ cho ngoại cảnh. Vốn tướng phần và kiến phần cả hai đều là hư vọng. Chúng chỉ ảnh tượng hư giả trong tâm mình. Nhiều người không thể tin được rằng chúng sẽ quay trở lại bản tính tự chiếu soi, mà họ chỉ mong tìm cầu bên ngoài. Đối với chân tâm, họ mê mờ và chạy đuổi theo cái hư vọng. Nếu quý vị nhận ra được vạn pháp chỉ là sự biến hiện từ chính tâm mình; nếu quý vị “thức tự bổn tâm. Kiến tự bổn tánh”, thì quý vị sẽ hiểu ra rằng tướng phần và kiến phần vốn sinh khởi từ tâm mình. Nếu quý vị nhân ra được chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể thì quý vị sẽ không còn chạy tìm cầu bên ngoài, mà sẽ quay về nhà, hay là xoay cái thấy trở về căn nguyên.
Chiếu Minh là chiếu sáng cái vô minh của quý vị. Đó chính là niết-bàn vô lậu chân tịnh. Muốn chiếu sáng thì phải biết câu sinh vô minh là đầu mối khiến quý vị phải luân hồi sinh tử. Nó chính là sáu căn của quý vị chứ không phải là cái gì khác. Mắt thấy sắc trần rồi bị xoay chuyển bởi chúng. “Căn và trần đồng một gốc.” Nhãn căn, nhãn trần, nhãn thức đều có cùng một gốc. Nếu không có nhãn căn, sẽ không có nhãn trần; nếu không có nhãn trần, sẽ không có nhãn thức. Cả ba là một, một mà ba. Trói và mở chẳng phải hai. ‘Trói’ chỉ cho nút buộc, ‘mở’ chỉ cho sự gỡ nút. Hai việc nầy là chẳng phải hai (bất nhị). Không có sự khác biệt nào cơ bản giữa chúng. Trói là mở, mở là trói. Khi quý vị chưa thông hiểu, thì đó là trói, Khi quý vị đã hiểu rồi, thì đó là giải thoát, là các nút đã được gở ra. Tất cả đều tuỳ vào khă năng của quý vị. Bản tính của thức là hư vọng. Bản tính của sáu thức là không có thể tướng nhất định. Như hoa đốm giữa hư không. Quý vị có còn nhớ người bị bệnh nhặm mắt không? Do nhìn lâu mà hoá ra bị mỏi mắt và thấy có các hoa dạng lạ kỳ trong hư không. Chính nó hoàn toàn không có thực.
“Vốn không phải huyễn, lại thành pháp huyễn.”
Vì chúng sinh vốn thường mê mờ chân tâm và đuổi theo vọng tâm, nên quý vị thường nghi ngờ rằng vốn tự thể là không có hư vọng, mà lại trở thành hư vọng. Quý vị phải nên đừng để mình bị vướng mắc vào suy nghĩ hư vọng nầy. Không bị vướng mắc (chấp thủ) chính là điểm quan trọng ở đây. Nguyên nhân mà nhiều người bị mê lầm nhãn căn và nhãn trần là do họ chấp thủ vào tướng phần và kiến phần. Họ bị vướng mắc đến nỗi tin rằng tánh thấy (khả năng thấy–capacity to see) của mình chính là kiến phần, và đó là cái có thực. Họ không hiểu ra rằng tánh thấy ấy vốn cũng chỉ là hư vọng– nó không có thực.
“Chẳng thủ trước, thì chẳng có gì là phi huyễn. Chẳng có gì là phi huyễn ở đây.”
Phi huyễn còn chẳng sinh. Những gì hư vọng chắc chắn sẽ không hiện hữu, chẳng có nơi chỗ để chúng sinh khởi. Pháp huyễn làm sao lập? Làm thế nào mà các pháp huyễn tồn tại được?
Vậy nay quý vị ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến. Quý vị lập nên một tri kiến khác trên cái tri kiến vốn đã là hư vọng. Đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn.
Quý vị đã nhận ra rằng tri kiến của mình vốn là không có tự thể, thế nên quý vị không khởi một niệm tưởng nào căn cứ trên tri kiến ấy. Ngay trong tri kiến ấy mà không khởi một niệm tưởng phân biệt nào chính là tương ưng với Đạo. Đó chính là niết-bàn vô lậu chân tịnh. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác? Trong chỗ vắng bặt tri kiến, làm sao còn dung chứa một thứ gì khác? Nơi ấy chính là bản nguyên thanh tịnh pháp giới. Tại sao quý vị lại muốn đưa thêm một thứ gì nữa vào trong đó? Tại sao lại chồng thêm tri kiến lên trên tri kiến?
Mê mờ nghĩa ấy, tức vô minh. Điều có nghĩa là với sáu căn của mình, khi quý vị không nhận ra, khi quý vị chưa tỉnh giác, thì quý vị là kẻ mê mờ về chân không. Mê muội phát sinh từ ngoan không, đó là nơi mà vô minh phát khởi. Trong chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể, mê muội phát sinh thành vô minh. Hiểu ra nghĩa đó, tức là giải thoát. Nếu quý vị khám phá ra điều nầy, thì chẳng còn vô minh nữa. Quý vị phát minh ra tự tánh giác ngộ sáng suốt bản hữu cuả mình. Điều chiếu minh nầy chính là sự giải thoát.
Kim cang có ba nghĩa: kiên cố, xán lạn, và bén nhọn. Thể của kim cang là kiên cố bất hoại. Tướng của kim cang là xán lạn, có thể soi sáng bóng tối trần gian. Dụng của kim cang là sự bén nhọn của nó.
Tam muội có nghĩa là bất động hay là định. Sự vắng mặt của vọng tưởng chính là tam muội. Phương pháp tu tập nầy là áp dụng nỗ lực ngay từ cửa ngõ của nhãn căn. Có nghĩa là, mắt không bị xoay chuyển bởi hình sắc. Quý vị chuyển hoá ngay những gì xuất hiện nơi cửa của nhãn căn. Quý vị hồi quang phản chiếu, không cần phải tìm cầu bên ngoài. Chỉ cần phòng hộ thân và tâm. Hãy tự tìm cầu ở trong chính mình